Giếng trời là giải pháp tuyệt vời nhất trong thiết kế không gian để đưa thiên nhiên vào ngôi nhà của bạn. Không chỉ mang lại không gian sống xanh mà nó còn mang đến ánh sáng ngập tràn cho cả căn nhà. Hãy cùng Chấn Hưng tìm hiểu ngay 5 nguyên tắc thiết kế giếng trời phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ và phong thủy cho không gian ngôi nhà nhé!
Thiết kế giếng trời là gì?
Thiết kế giếng trời là một khoảng không thẳng đứng được thông suốt từ tầng cao nhất hay tầng mái đến tầng trệt của ngôi nhà. Khoảng giếng trời giúp hứng trọn ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ ngôi nhà và được nhiều gia đình áp dụng, đặc biệt là dạng nhà ống.
Vì sao nên thiết kế giếng trời trong ngôi nhà?
Thiết kế giếng trời không chỉ mang tác dụng thẩm mỹ và đón ánh sáng mà còn giúp đón lộc vào nhà. Theo phong thủy, giếng trời có phương thẳng đứng sẽ tượng trưng cho luồng sinh khí của trời đất vào ngôi nhà của bạn.
Bên cạnh đó, giếng trời còn tạo ra không gian thoáng đãng cho căn nhà, xóa bỏ cảm giác diện tích chật hẹp và u tối. Vì vậy, muốn tiết kiệm diện tích, bạn có thể thiết kế giếng trời ở cạnh cầu thang.
Các nguyên tắc thiết kế giếng trời
Để thiết kế giếng trời một cách hoàn hảo và mang tính thẩm mỹ cao, bạn nên tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
Vị trí thiết kế giếng trời
Có rất nhiều vị trí để thiết kế giếng trời như: phòng khách, cầu thang, gian bếp hay ở giữa nhà. Thông thường, người ta sẽ thiết kế giếng trời cạnh cầu thang để lấy ánh sáng và thông gió. Nếu cầu thang được thiết kế ở giữa nhà để lấy ánh sáng và thông gió thì các không gian khác sẽ được thiết kế xoay xung quanh. Nhờ vậy, luồng gió và ánh sáng có thể luân chuyển toàn bộ không gian ngôi nhà.
Giếng trời được cân nhắc giữa hướng nam hoặc đông nam, hai hướng này đón không khí mát và có nguồn ánh sáng ổn định, không chói gắt. Ngược lại, không nên đặt giếng trời ở tây hoặc tây nam.
Kích thước giếng trời
Diện tích giếng trời sẽ được thiết kế dưới 5% diện tích sàn nhà có nhiều cửa sổ và dưới 15% với nhà ít cửa sổ. Thông thường, giếng trời sẽ có diện tích từ 4 - 6 m2. Những kích thước này thích hợp với thiết kế nội thất biệt thự, nhà phố có kích thước tầm trung trở lên.
Bạn có thể lựa chọn thiết kế giếng trời theo bất kỳ hình dạng nào như: vuông, tròn, elip, ngôi sao,... Và tùy thuộc vào độ rộng và chiều dài căn phòng mà bạn có thể thiết kế giếng trời với kích thước phù hợp.
Cấu tạo của giếng trời
Giếng trời được chia thành 3 phần chính:
- Đáy giếng: Thường nằm ở tầng trệt, dùng để trang trí tiểu cảnh, cây xanh,... Không gian này có thể kết nối với phòng khách, tạo điểm nhấn thu hút ánh nhìn.
- Thân giếng: Khoảng không gian nối từ đỉnh đến đáy giếng, giúp lan tỏa nguồn sáng cho khu vực xung quanh.
- Đỉnh giếng: Là phần nằm trên cùng, thường là sân thượng hoặc mái nhà, sử dụng mái bằng kính và hệ khung mái.
Thiết kế mái che
Mái che của giếng trời thường được dùng nhiều nhất là tấm polycarbonate hay còn gọi là tấm lấy ánh sáng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các vật liệu khác như kính, bạt, tôn,…
Trang trí khu vực xung quanh khi xây dựng giếng trời
Trước khi trang trí khu vực xung quanh, bạn cần xác định được không gian ánh sáng chiếu thẳng xuống từ đỉnh đến đáy giếng. Đây là nơi bạn có thể trang trí tiểu cảnh, cây xanh,.. cho không gian sống.
Phần đỉnh giếng có thể sử dụng khung hoa sắt và mái bằng kính. Phần tường xung quanh giếng trời có thể ốp đá hay gỗ tự nhiên. Phần đáy giếng có thể trang trí bằng hòn non bộ, cây xanh hay tiểu cảnh nhỏ để tạo điểm nhấn.
Một số lưu ý khi xây dựng giếng trời
- Phần mái nên ưu tiên sử dụng chất liệu có độ bền cao, có thể chịu được mọi điều kiện thời tiết, tránh bị thấm, dột khi mưa.
- Theo phong thủy nên đặt giếng trời ở cung Tài Lộc, Thiên Mạng và thiết kế giếng ở giữa nhà, đặt cây xanh và nước ở đáy giếng.
- Nếu ngôi nhà đã có ánh sáng tự nhiên thì nên cân nhắc việc thiết kế giếng trời.
- Cân nhắc diện tích ngôi nhà khi thiết kế giếng trời, đảm bảo tính cân đối trong thiết kế nhà ở.